Nói đến Đà Lạt, ai cũng nghĩ ngay đến "Thành phố Hoa", "Đà Lạt ngàn thông", đồi núi thơ mộng... mà ít ai nghĩ rằng Đà Lạt là điểm xem chim lý tưởng nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Thật vậy, đối với những birders chuyên nghiệp, Đà Lạt được xếp vào danh sách "must visit". Đà Lạt nói riêng và Cao Nguyên Lâm Đồng (Cao Nguyên Langbian) nói chung là 1 trong 5 "Khu vực chim đặc hữu" (Endemic Bird Area, EBA) ở Đông Dương đã được Tổ chức bảo tồn chim Quốc tế (Birdlife International) xác định. Hơn thế nữa, Cao nguyên Lâm Đồng là EBA chứa nhiều loài và loài phụ đặc hữu nhất trong đó hơn 10 loài, loài phụ chỉ có ở Việt Nam mà không một nơi nào khác trên Thế giới có thể tìm thấy.
Với 3 kiểu hệ sinh thái chính bao quanh TP. Đà Lạt là rừng thông; rừng lá rộng thường xanh và rừng hỗn giao. Khí hậu thuận lợi quanh năm, bạn không phải đi đâu xa mà chỉ cần đến những khu du lịch thông thường và để ý một tý, nếu bạn có trong tay một cặp ống nhòm hoặc máy chụp hình có ống tele, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những loài chim rất đẹp. Còn nếu bạn đam mê khám phá hay muốn xem những loài chim "nhút nhát", các tuyến du lịch như Lang Bian, Bidoup, Núi Voi, Thung lũng Tà Nung, rừng Tuyền Lâm là những nơi cho bạn thỏa mãn sự tò mò.
Và đây, xin giới thiệu đến các bạn một vài loài chim để các bạn cảm nhận:
Đầu tiên phải nói đến chim Hút mật, các loài hút mật sẽ hút hồn người xem bởi màu sắc tuyệt đẹp, còn hơn các loài ruồi (hummingbirds) ở châu Mỹ.
Hút mật họng vàng Aethopyga gouldiae - Mrs Gould's Sunbird
![]() |
Hút mật họng vàng - trống |
![]() |
Hút mật họng vàng - mái |
Hút mật ngực đỏ Aethopyga saturata - Black-throated Sunbird
![]() |
Hút mật bụng đỏ - mái |
![]() |
Hút mật bụng đỏ - trống |
Hút mật ngực đỏ Ở Cao nguyên Lâm Đồng là loài phụ (A. s. johsi) đặc hữu của EBA này, khác với những loài phụ ở Cao nguyên Kon Tum và ở Thái Lan, ở đây chim trống có ngực màu đỏ cam, cổ họng màu xanh đen nên có tên tiếng Anh là Black-throated. Kích thước nhỏ hơn Hút mật họng vàng. Cả 2 loài chia sẽ sinh cảnh sống nên đôi khi bạn có thể thấy chúng cùng một lúc.
Bắp chuối đốm đen Arachnothera magna - Streaked Spiderhunter
Cũng nằm trong họ chim hút mật NECTARINIIDAE nhưng thường hay hút mật hoa chuối nên gọi là "Bắp chuối", loài này cũng thường ăn nhện nên tên tiếng Anh lại gọi là Spiderhunter. Kích thước cở bằng 2 lân chim hút mật bụng đỏ, mỏ đen rất dài và cong, chân màu cam, bụng có nhiều vạch dọc. Chim gặp ở nhiều sinh cảnh khác nhau và rất phổ biến ở Đà Lạt.
Ngoài những loài hút mật, có rất nhiều loài khác với kích thước, màu sắc khác nhau tạo ra khu hệ chim hết sức đa dạng mà bạn cũng không khó để tìm kiếm:
Cu rốc đầu vàng Megalaima franklinii - Golden-throated Barbet
![]() |
Cu rốc đầu vàng - ảnh Nguyễn Hoài Bão |
Chim thuộc bộ Gõ kiến, đục lỗ và làm tổ trong hốc cây như những loài Gõ kiến thông thường nhưng các loài thuộc họ Cu rốc MEGALAIMIDAE lại ăn trái cây là chính. Chúng ăn trái chín của cây thơm ổi, trái ficus (đa, si), trái hồng... Hầu hết các loài Cu rốc đều có thân hình màu xanh lá cây nhưng để nhận diện loài này, các bạn để ý cổ có màu vàng, trên đầu có đốm đỏ trước trán và một đốm vàng trên đỉnh đầu. Gặp ở cả 3 sinh cảnh khác nhau ở Đà Lạt, khi đi trong rừng ở độ cao trên 1700m, những âm thanh vang dội "cu rốc, cu rốc..." chính là âm thanh của loài này.
Cu rốc trán vàng Megalaima oorti - Black-browed Barbet
![]() |
Cu rốc trán vàng - ảnh Phùng Bá Thịnh |
Cũng giống như Cu rốc đầu vàng nhưng kích thước nhỏ hơn 1 tý, trán màu vàng, một đốm đỏ ở trước mắt và lông mày màu đen (black-browed). Hiện nay loài này đã được tách thành 3 loài khác nhau, loài ở Việt Nam có tên mới là Annam Barbet (M. annamensis) là loài đặc hữu của khu vực Đông Dương. Rất phổ biến và thường gặp ở địa hình tương đối bằng hơn so với loài Cu rốc đầu vàng. Nếu bạn đi đến khu rừng cuối hồ Tuyền Lâm hoặc thung lũng Tà Nung thì âm thanh "chù rộc, chù rộc...) hòa vào tiếng hót của rất nhiêu loài chim khác sẽ tạo ra những bản tình ca lúc buổi bình minh ở nơi này.
Còn rất nhiều loài chim khác để bạn chiêm ngưỡng mà nếu liệt kê ra hết ở đây thì e rằng bạn cũng không có thời gian để đọc và xem hết, hãy quay trở lại Đà Lạt và tự mình khám phá nhé. Thay cho lời kết, tôi giới thiệu đến các bạn một số loài trong số các chim mà không nơi nào trên trái đất này bạn có thể tìm thấy, ngoại trừ Cao nguyên này.
Nếu phải chọn một loài chim đại diện cho Đà Lạt (Dalat bird), tôi cam đoan rằng sẽ có nhiều sự tranh cải giữa 3 loài dưới nên chọn loài nào. Theo bạn thì bạn chọn ai?
Sẻ thông họng vàng Carduelis monguilloti - Vietnamese Greenfinch
Chim có kích thước nhỏ hơn chim sẻ nhà 1 tý, màu đen và vàng xen lẫn, mỏ rất dày. Loài thường gặp ở rừng thông, bìa rừng, rừng hỗn giao hoặc khu vực trồng cây "trái hồng" gần rừng. Tiếng Anh gắn cho nó cái tên "Vietnamese"!
![]() | ||
Sẻ thông họng vàng - ảnh Nguyễn Hoài Bão |
Loài chỉ tìm thấy ở Cao nguyên Lâm Đồng mặc dù gần đây có một vài ghi nhận với số lượng rất ít ở Kon Tum (Mang Đen, Kong Plong). Quần thể loài này tương đối nhỏ, khó gặp ở sinh cảnh rừng thường xanh tại các điểm Tà Nung, Tuyền Lâm, Lâm Hà... ở độ cao 1200-1600m. Mặc dù được mang tên ngọn núi nổi tiếng Langbian trong tên khoa học nhưng bạn đừng lên đó để tìm loài này nhé!
![]() | ||
Mi Núi Bà - ảnh Nguyễn Hoài Bão |
![]() |
Khướu đầu đen má xám - ảnh Bjorn Anderson |
Tên khoa học của loài này được đặt để tưởng nhớ vị Bác sỹ nỗi tiếng, vĩ đại Yersin cũng đủ nói lên bản chất của loài. Với tập tính nhút nhát, sống lẫn trấn ở những khu rừng rậm có độ cao trên 1700m ở Núi Langbian, Núi Chư Yang Sin và Núi Bidoup. Số lượng suy giảm trầm trọng do mất sinh cảnh, săn bắn... vì vậy, nếu không phải là người xem chim có nhiều kinh nghiệm, bạn rất khó để có thể chiêm ngưỡng loài chim vừa quý, vừa hiếm và vừa đẹp này.
Đây là loài nằm trong sách đỏ Việt Nam lẫn Thế Giới (IUCN redlist) bậc "Nguy Cấp". Nhưng có nhiều người vì không ý thức, vì tham lam muốn sở hữu cho riêng mình mà bắt chúng về nuôi nhốt làm chim kiểng, chỉ một thời gian là chúng sẽ chết. Nếu bạn bắt gặp một ai bẫy bắt, nuôi hoặc mua bán, bán có thể báo cho các cơ quan chức năng để họ có phương án xử lý.
![]() |
Một đôi ở Núi Lang Bian - ảnh Nguyễn Hoài Bão |
Cảm ơn các bạn đã đọc và yêu quý thiên nhiên